Giỏ hàng

Đôi điều bí mật về công ty Nintendo - Nơi ra đời nhiều thế hệ trẻ thơ

Tin Game, bởi herogame 24/08/2018 12:51:52

ĐÔI ĐIỀU BÍ MẬT VỀ CÔNG TY NINTEDO – NƠI RA ĐỜI CỦA NHIỀU THẾ HỆ TRẺ THƠ




Nhìn bức ảnh trên đây, liệu bạn có thể kể tên được hết những dòng game và nhân vật có trong hình? Chắc hẳn nếu bạn là một fan trung thành lâu năm của nintedo – nơi ra đời của nhiều thế hệ trẻ thơ chúng ta – bạn có thể kể hết được một lèo ấy chứ, thậm chí là còn ngồi nói cho mình nghe về lịch sử ra đời của Nintedo, về những dòng game sắp hay đã ra mắt của công ty,…. Nhưng liệu bạn có biết được một vài điều “bí mật chưa được bật mí” của công ty  đã từng tồn tại hơn 100 năm trên?

Cùng mình điểm qua một vài bí mật nhỏ của công ty cũng như các tựa game nổi tiếng nhé XD

  • Một câu chuyện buồn về việc đặt tên…

Nói thật đây là một câu chuyện khá buồn cười nếu bạn đọc qua .Hẳn bạn có thể không biết được rằng, trước đây Nintedo đã gặp khá nhiều khó khăn và vất vả khi giới thiệu Kirby với công chúng ở Mỹ. Rõ ràng một điều, thân hình hồng hồng mũm mĩm đáng yêu đó chỉ phù hợp với các bạn nữ, còn nam giới thì dường như xem nó như một thứ gì đó rất “….” may mắn thay là càng về sau cái tên đó đã được nhiều người chấp nhận hơn. Nhưng liệu bạn có nghĩ tới việc rằng, trước đó Nintedo còn gặp nhiều khó khăn hơn khi công bố cái tên Tinkle Popo ra nước ngoài? Trong một buổi tiết lộ trước công chúng ở GDC vào năm 2011, nhà phát triển Kirby và chủ tịch đương thời của công ty Nintedo lúc bấy giờ là Satoru Iwata đã ngay lập tức đổi cái tên “Tinkle Popo” thành Kirby như chúng ta thấy hiện tại, sau khi họ nhận ra rằng nếu vẫn giữ nguyên cái tên đó, công ty sẽ chẳng bán buôn được gì ở US cả. Đúng là đặt cho nhân vật một cái tên lúc nào cũng khó mà TT^TT

 

 

  • Người lồng tiếng cho Mario lại thích lồng tiếng cho Link??

                   Nghe có vẻ buồn cười các bạn nhỉ, nhưng thực sự là như vậy đấy, người lồng tiếng cho Mario có ý định lồng tiếng cho Link, nhưng Miyamoto đã từ chối. Mặc dù bây giờ đa phần các game đều được lồng tiếng, như một loại sản phẩm đa phương diện nổi tiếng bao năm trở lại đây, nhưng Nintedo vẫn kiên định trong việc giữ cho một vài nhân vật nổi tiếng nhất của mình “im lặng”. Và tất nhiên, là không nhân vật nào nổi tiếng với việc “lặng im” hơn Link trong Legend of Zelda – một nhân vật được biết đến với cái tên “Chàng trai không thích nói chuyện mà năm ấy chúng ta cùng theo đuổi” . Nhà sản xuất cho dòng game này là Shigeru Miyamoto đã từ chối bao nhiêu lời đề nghị cho nhân vật một giọng nói thật sự ( tiếng gầm gừ và tiếng hét không được tính nhé), trong đó có bao gồm cả lời cầu xin từ Charles Martinet,  người lồng tiếng cho Mario, Martinet đã kể lại việc ông đã cầu xin với nhà sản xuất cho ông được lồng tiếng cho Link như thế nào. Đáng buồn là Miyamoto vẫn giữ quan điểm cho nhân vật của mình được “tiếp tục im lặng”, chính vì vậy Charles đành phải chấp nhận lời từ chối này. Nếu không chúng ta đã có thể nghe được lời giới thiệu “Là tôi đây, Link!” trong game Legend of Zelda tiếp theo rồi nhỉ XD.

  • Dragon Quest chính là động lực để Nintedo vươn lên

Có bạn nào ở đây chơi game Dragon Quest không nhỉ? Liệu bạn có biết được rằng: Thành công vào thời kì đầu của Nintendo Powers là phải nhờ vào sự thất bại hồi đầu của Dragon Quests.

Ở Nhật Bản, Dragon Quest đi từ chỉ có chút thành tựu trên dòng NES đến khi trở thành tựa game nổi tiếng nhất tại đất nước này là sau khi phần ba ra mắt. Nó trở thành một hiện tượng lớn trong chính đất nước của nó và đã thành công đến mức hãng Nintendo tại Mỹ đã đặt cược một ván lớn rằng nó cũng sẽ là một “hit” khủng ở Mỹ, và NOA đã phải cho ra mắt một số lượng lớn đĩa tựa game này để đáp ứng được cái lượng yêu cầu “đáng lẽ” này. Nhưng ngược lại với mong chờ, tựa game này đã phải “đón nhận” với sự thờ ơ và lượng thu nhập rất thấp, để lại cho NOA những lượng lớn đĩa game không bán được. Dần dà, công ty đã phải tận dụng tình hình lúc đó bằng cách tặng những đĩa game không bán được đó cùng với một lượt đăng ký mua tạp chí chỉ vừa mới ra mắt Nintendo Power. Cuối cùng việc đó đã dem lại cho tạp chí một số lượng người đăng ký lên đến hàng nghìn, và chính người biên tập chính của Nintendo Power, Howard Philips, đã công nhận nó như một nhân tố cho sự trường tồn của tạp chí này. Phải công nhận một điều là Nintedo cũng rất tài trong việc kinh doanh, các bạn nhỉ?


 

Hôm nay đến đây thôi, lần tới mình sẽ đăng thêm những”bí mật chưa được bật mí” về Nintedo nhé. Cảm ơn các bạn đã ủng hộ.

Bạn nào muốn tham khảo máy game Nintendo thì vào website Herogame : https://herogame.vn/

 

Writer : Team Herogame

Bài viết liên quan